THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG VIÊM LỢI Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2019

Thị Thu Hải Lê1,, Thị Thu Hà Lê1, Thị Hồng Minh Nguyễn2
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng viêm lợi ở bệnh nhân xơ gan điều trị tại Bệnh viện trung ương quân đội 108. Tìm hiểu mối liên quan giữa viêm lợi và tuổi, giai đoạn xơ gan, nồng độ albumin, nồng độ CRP máu ở bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 112 người được chia nhóm can thiệp và nhóm chứng tại bệnh viện Trung ương quân đội 108, BN được khám răng miệng xác định viêm lợi bằng chỉ số GI, xét nghiệm máu đánh giá thiếu máu, giảm protein, albumin máu. Kết quả: 67,9% chiếm đến 2/3 nhóm bệnh nhân là viêm gan do rượu. Mức độ xơ gan tương tự nhau giữa child B và Child C. Nhóm BN xơ gan (can thiệp) có chỉ số lợi (GI) trung bình cao hơn nhóm chứng, kết quả có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Nhóm nguyên nhân xơ gan do rượu và virut có chỉ số GI tương đương nhau, kết quả không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Đối với gian đoạn xơ gan, nhóm bệnh nhân  Child C có giá trị GI trung bình cao hơn Child B (2,21 ± 0,81), kết quả có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Mức độ viêm lợi nặng liên quan đến thiếu máu, giảm protein, giảm albumin máu (p < 0,01). Kết luận:  Mức độ viêm lợi liên quan đến BN xơ gan giai đoạn Child C; thiếu máu; giảm protein; giảm albumin máu. Không thấy mối liên quan giữa tình trạng viêm lợi với nguyên nhân xơ gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Bảo Nghi (2016) “ Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học”. Luận văn Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược Huế.
2. Nguyễn Trọng Chính (2011), “ Nghiên cứu sự phân bố kiểu gene của vi rút viêm gan B và mối liên quan của chúng với các thể bệnh”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 6, tr 62-71
3. Phan Hải Nam. Một số xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng. Xét nghiệm hóa sinh. NXB Quân đội Nhân dân. 2011, tr.7-10.
4. Loe, Silness.” Gingival index of loe and silness”. Dentistry and Oral Medicine. 2009
5. David Højland Ipsen ( 2018) , “ Molecular mechanisms of hepatic lipid accumulation in non-alcoholic fatty liver disease” Cell Mol Life Sci doi: 10.1007/s00018-018-2860-6. Epub 2018
6. Sukhpreet Singh (2017) “ Treatment options for alcoholic and non-alcoholic fatty liver disease: A review”, World J Gastroenterol. doi: 10.3748/wjg.v23.i36.6549.
7. Olczak-Kowalczyk D, Kowalczyk W, Krasuska-Sławińska E et al. Oral health and liver function in children and adolescents with cirrhosis of the liver. Prz Gastroenterol. 2014, 9 (1), pp.24-31.