KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY CỘT SỐNG ĐOẠN NGỰC THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẮT VÍT QUA DA TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Quang Tiến Đồng 1, Vũ Hoàng Nguyễn 2,, Tuấn Anh Trần 1, Ngọc Giang Vũ 1
1 Bệnh viên Trung ương Thái nguyên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống đoạn ngực thắt lưng bằng phương pháp bắt vít qua da tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán xác định là chấn thương cột sống mất vững đoạn ngực-thắt lưng, và được phẫu thuật nẹp vít cột sống qua da tại khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ 2019 – 2021. Kết quả: 38 bệnh nhân (28 nam, 10 nữ) tuổi trung bình là 40,4±11,3; nhóm tuổi 31-40 chiếm tỉ lệ cao nhất 36,9% đã được phẫu thuật nẹp vít cột sống qua da. Đánh gia sau phẫu thuật theo thang điểm VAS và sự cải thiện góc gù (góc Cobb) cột sống: Trong đó mức độ đau trung bình tính theo thang điểm VAS thời điếm sau phẫu thuật là 2,29 so với thời điểm trước phẫu thuật là 5,08; điểm góc gù chấn thương trung bình trước phẫu thuật và sau phẫu thuật là 14,8o ± 5,3o độ và 9,0o ± 5,3o độ. Thời gian phẫu thuật trung bình là 69,1±15,7 phút. Biến chứng trong phẫu thuật chúng tôi gặp 1 trường hợp tổn thương thành trước cột sống. Biến chứng sau chúng tôi gặp 1 trường hợp nhiễm trùng nông vết mổ. Kết luận: Phẫu thuật bắt vít qua da là phương pháp an toàn, hiệu quả, giảm thời gian điều trị chấn thương mất vững cột sống ngực lưng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Hưng (2019), Nhận xét kết quả phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua da ở bệnh nhân chấn thương cột sống ngực – thắt lưng, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội.
2. Nguyễn Thanh Lâm (2017), Phẫu thuật bắt vít qua da điều trị bệnh nhân chấn thương cột sống ngực thắt lưng, Luận văn bác sĩ nội trú, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Ngọc Tân (2019), Đặc điểm lâm sàng, chấn đoán hình ảnh, kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống ngực thắt lưng bằng phương pháp bắt vít qua da, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Thạch (2007), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy cột sống ngực - thắt lưng không vững, không liệt tủy và liệt tủy không hoàn toàn bằng dụng cụ Moss Miami, Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân Y, Hà Nội.
5. Lee JK, Jang JW, Kim TW, Kim TS, Kim SH, Moon SJ. (2013), "Percutaneous shortsegment pedicle screw placement without fusion in the treatment of thoracolumbar burst fractures: is it effective?: comparative study with open short-segment pedicle screw fixation with posterolateral fusion.", Acta Neurochir, pp. 2305-2312.
6. Tian F, Tu L. Y, Gu W. F (2018), "Percutaneous versus open pedicle screw instrumentation in treatment of thoracic and lumbar spine fractures: A systematic review and meta-analysis", Medicine 97:41(e12535).
7. Vanek P, Bradac O, Konopkova R, de Lacy P, Lacman J, Benes V (2014), "Treatment of thoracolumbar trauma by short-segment percutaneous transpedicular screw instrumentation: prospective comparative study with a minimum 2-year follow-up", J Neurosurg Spine, pp. 150-156.
8. Bronsard N, Boli T, Challali M, Amoretti N, Padovani B, Bruneton G, et al (2013), "Comparison between percutaneous and traditional fixation of lumbar spine fracture: Intraoperative radiation exposure levels and outcomes", Orthopaedics & Traumatology: Surgery & Research Volume 99, Issue 2, April 2013, pp. 162-168.