NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NON THÁNG MẮC BỆNH MÀNG TRONG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ SURFACTANT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Hồng Như Phượng Nguyễn1,, Tiến Dũng Nguyễn 2, Thị Bình Lê 3, Trung Hậu Nguyễn 4, Hồng Hà Nguyễn 4, Đỗ Hùng Trần 4
1 Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
3 Trường đại học Thăng Long
4 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: bệnh màng trong phổ biến ở trẻ sơ sinh non tháng, xảy ra do thiếu hụt surfactant vì phổi chưa trưởng thành. Bơm surfactant điều trị bệnh màng trong đã được chứng minh về hiệu quả, an toàn, tính khả thi, giúp giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong sơ sinh. Việc chăm sóc, theo dõi sau điều trị surfactant là hết sức cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: 1)Mô tả đặc điểm lâm sàng trẻ sơ sinh non tháng mắc bệnh màng trong được điều trị surfactant. 2)Đánh giá kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng mắc bệnh màng trong được điều trị surfactant và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu trên 132 trẻ sơ sinh non tháng mắc bệnh màng trong được bơm surfactant tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ tháng 10/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả: giới tính nam chiếm 62,1%, nhóm tuổi thai <32 tuần chiếm đa số 79,6%, nhóm cân nặng <1500 gram chiếm 66,7%. Triệu chứng lâm sàng: suy hô hấp nặng (Silverman >5 điểm) chiếm 64,4%. Kết quả chăm sóc: tốt (81,1%), khá (18,9%). Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc tốt: tuổi thai ≥28 tuần, cân nặng lúc sinh ≥1500 gram, điều trị surfactant bằng kỹ thuật LISA, suy hô hấp nhẹ (Silverman 3- 5 điểm), trẻ không có biến chứng xẹp phổi, xuất huyết phổi (p<0,05). Kết luận: việc chăm sóc, theo dõi sát sau điều trị surfactant là hết sức cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Dũng (2019), "Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh", "Suy hô hấp ở trẻ đẻ non hay bệnh màng trong", "Đóng ống động mạch ở trẻ sơ sinh", Sơ sinh học thực hành - Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 31-56, 132-137.
2. Huỳnh Thị Duy Hương (2016), "Bệnh lý phổi gây suy hô hấp sơ sinh", Sách giáo khoa nhi khoa, Nhà xuất bản y học, tr. 232-247.
3. Lâm Kim Hường (2018), “Xác định hiệu quả điều trị suy hô hấp do bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng bằng surfactant tại khoa Sơ sinh bệnh viện Phụ sản Cần Thơ”, Đề tài NC cấp cơ sở của Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2018.
4. Canals Candela F.J., Vizcaíno Díaz C., Ferrández Berenguer M.J. (2016), “Surfactant replacement therapy with a minimally invasive technique: Experience in a 23. pp.79-84.
5. Khong T.Y., Malcomson D.G.R. (2015), Keeling’s Fetal and Neonatal Pathology 5th, Springer, pp.361.
6. Yost G.C., Young P.C., Bunchi K.F. (2001), “Significance of grunting respiratory in infants admitted to well – baby nursery”, Arch Pediatr Adolesc Med,155, pp. 372-375.
7. Sweet D. G., Carnielli V., Greisen G., et al. (2019), "European Consensus Guidelines on the Management of Respiratory Distress Syndrome – 2019 Update", Neonatology, 115 (4), 432-450.