YẾU TỐ NGUY CƠ CHẢY MÁU TÁI PHÁT CỦA BỆNH NHÂN U MẠCH THỂ HANG NÃO

Hồng Khôi Võ 1,2,3,, Huệ Linh Nguyễn 3
1 Trung tâm Thần kinh Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích yếu tố nguy cơ chảy máu tái phát của các bệnh nhân bị u mạch thể hang não tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2018- 08/2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 45 bệnh nhân. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 1/1, tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 43,6. Vị trí tổn thương có 53,4% trường hợp tổn thương nằm trên lều tiểu não, 42,2% trường hợp tổn thương nằm dưới lều tiểu não và 4,4% trường hợp có cả tổn thương trên và dưới lều, trong 45 bệnh nhân có 52 tổn thương trong đó vị trí tổn thương thường gặp nhất ở thùy trán (21,1%), thứ hai là cầu não (17,3%). Hầu hết bệnh nhân có tổn thương kích thước dưới 30mm (96,2%), tổn thương thường biểu hiện bằng tín hiệu hỗn hợp trên xung T1W (55,6%), hỗn hợp trên xung T2W(53,3%), giảm tín hiệu trên T2*(100%). Không có mối tương quan giữa chảy máu tái phát với tuổi (p = 0,486), giới (p = 0,912), vị trí (p = 0,512), kích thước của tổn thương (p = 0,456). Kết luận: U mạch thể hang xuất hiện ở cả hai giới với tỷ lệ tương đương nhau, tuổi, giới của bệnh nhân và vị trí, kích thước của tổn thương không phải là yếu tố nguy cơ của chảy máu não tái phát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Management of Cerebral Cavernous Malformations: From Diagnosis to Treatment. , accessed: 06/29/2018.
2. Sommer B., Kasper B.S., Coras R., et al. (2013). Surgical management of epilepsy due to cerebral cavernomas using neuronavigation and intraoperative MR imaging. Neurol Res, 35(10), 1076–1083.
3. Chem Sammithik (2012), Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật u mạch thể hang trên lều tiểu não (cavernoma), Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
4. Voigt K. and Yaşargil M.G. (1976). Cerebral cavernous haemangiomas or cavernomas. Incidence, pathology, localization, diagnosis, clinical features and treatment. Review of the literature and report of an unusual case. Neurochirurgia (Stuttg), 19(2), 59–68.
5. Seizure outcome after lesionectomy for cavernous malformations | Journal of Neurosurgery, Vol 83, No 2. , accessed: 06/13/2018.
6. Robinson J.R., Awad I.A., and Little J.R. (1991). Natural history of the cavernous angioma. J Neurosurg, 75(5), 709–714.
7. Kondziolka D., Lunsford L.D., and Kestle J.R. (1995). The natural history of cerebral cavernous malformations. J Neurosurg, 83(5), 820–824.
8. Aiba T., Tanaka R., Koike T., et al. (1995). Natural history of intracranial cavernous malformations. J Neurosurg, 83(1), 56–59.