SO SÁNH NHU CẦU SỬ DỤNG GIÃN CƠ TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HOẶC KHÔNG ĐƯỢC THEO DÕI BẰNG MÁY TOF WATCH

Quang Minh Phạm 1,, Xuân Anh Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tai mũi họng trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phẫu thuật nội soi ổ bụng cần giãn cơ để duy trì trường phẫu thuật, ổn định tim mạch và bảo đảm thông khí trong lúc bơm hơi. Trước đây thuốc giãn cơ được sử dụng lúc khởi mê và bổ sung trong duy trì mê dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, động học của thuốc. Máy TOF Watch cho phép đánh giá mức độ giãn cơ và hướng dẫn bổ sung thuốc dựa vào các thông số khách quan. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh nhu cầu sử dụng thuốc giãn cơ trong phẫu thuật nội soi ổ bụng có hoặc không được theo dõi bằng máy TOF Watch. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên trên 60 bệnh nhân, chia làm 2 nhóm, tại Bệnh Viện Việt Đức từ tháng 4 – 11/2017. Kết quả: tỷ lệ tuổi, giới, ASA, thời gian phẫu thuật, thời gian gây mê tương tự nhau ở hai nhóm. Đánh giá của phẫu thuật viên về tình trạng phẫu trường giữa 2 nhóm cũng không có sự khác biệt. Nhóm được theo dõi bằng máy TOF Watch có tổng lượng giãn cơ sử dụng trong mổ ít hơn so với nhóm theo dõi bằng lâm sàng 45,327 ± 5,298 (mg) so với 46,524 ± 5,386(mg). Lượng thuốc giãn cơ sử dụng trong mổ theo cân nặng và thời gian cũng tương tự (0,216 ± 0,361 mg/kg/h so với 0,224 ± 0,362 mg/kg/h), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết luận bệnh nhân được theo dõi bằng máy TOF Watch có lượng thuốc giãn cơ sử dụng trong mổ ít hơn nhóm theo dõi bằng lâm sàng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quốc Kính (2013), Gây mê hồi sức cho phẫu thuật nội soi, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Tr 35.
2. M.H. Bruintjes et al (2017), Deep neuromuscular block to optimize surgical space conditions during laparoscopic surgery: a systematic review and meta-analysis. British Journal of Anesthesia. 118(6): 834-842.
3. Nguyễn Hữu Tú (2014), Gây mê hồi sức – Thuốc giãn cơ, Nhà xuất bản Y học, Tr 43
4. Nguyễn Thụ (2006), Bài giảng Gây mê hồi sức – Thuốc giãn cơ, Nhà xuất bản Y học, Tr 517
5. Thomas Fushs-Buder (2010), Neuromuscular monitoring in clinical practice and research, Springer, p:130.
6. Vương Hoàng Dung (2010), So sánh ảnh hưởng của gây mê bằng TCI Propofol vời Servofluran lên nhu cầu giãn cơ và tình trạng tồn dư giãn cơ ở bệnh nhân phẫu thuật bụng. Luận văn thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
7. T.Wang et al (2014), Comparison of the duration of neuromuscular blockade following a single bolus dose of rocuronium during laparoscopic gynaecological surgery vs conventional open surgery. Anesthesia. 69(8): 854 – 859.
8. Yang Liu 1, Wen Cao et al (2017), Changes in duration of action of rocuronium following decrease in hepatic blood flow during pneumoperitoneum for laparoscopic gynaecological surgery. BMC Anesthesiol. 17(1):45.