ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NẤM THÂN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Cao Bích Ngọc 1,2,, Phạm Thị Minh Phương3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
3 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nấm thân tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 182 bệnh nhân được chẩn đoán nấm thân tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022. Kết quả: Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, nam giới chiếm tỷ lệ 51,7%, nữ giới chiếm 48,4%. Tuổi trung bình mắc bệnh là 35,8±17,0. Thể lâm sàng thường gặp nhất là thể đồng tâm (89,0%). Thời gian mắc bệnh trước khi đi khám chủ yếu là dưới 6 tháng (89,0%). Vị trí tổn thương thường gặp nhất là chi dưới (48,4%), sau đó lần lượt là bụng (33,0%), lưng (28,6%), chi trên (24,2%), ngực (18,7%) và cổ gáy (11,5%). Bệnh nhân chủ yếu có từ 2-5 tổn thương chiếm 61,0% với diện tích tổn thương chủ yếu dưới 5% diện tích da (88,0%). Tất cả tổn thương có đỏ da (100,0%). Hầu hết các tổn thương có vảy da (93,9%), ranh giới rõ (92,9%), lành giữa (89,6%); ít gặp tổn thương mụn nước (18,1%), mụn mủ (12,1%) và chảy dịch (11,0%). Hầu hết tổn thương có ngứa (97,8%). Kết luận: Nấm thân thường biểu hiện bằng thể đồng tâm điển hình với tổn thương đỏ da, vảy da, ranh giới rõ, lành giữa và ngứa. Chi dưới là vị trí thường gặp tổn thương nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mochizuki T, Tsuboi R, Iozumi K, et al (2020); Guidelines Committee of the Japanese Dermatological Association. Guidelines for the management of dermatomycosis (2019). J Dermatol. 2020 Dec;47(12):1343-1373.
2. Vũ Văn Tiến (2015), “Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc nấm da khám và điều trị tại bệnh viện 103 (2013 – 2014), Báo cáo khoa học toàn văn, hội nghị ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 42, NXB. Khoa học tự nhiên và công nghệ, tr.180 – 186
3. Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Hóa, Nguyễn Phước Vinh, Hà Thị Ngọc Thúy. Nghiên cứu tình hình bệnh nấm ở da của các bệnh nhân đến xét nghiệm tại khoa ký sinh trùng bệnh viện trường đại học y dược Huế. Phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 2012;4:59-71
4. Phạm Thị Thu Hà (2019), Xác định các chủng nấm và hiệu quả điều trị bệnh nấm thân bằng uống itraconazole, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội
5. Nguyễn Thái Dũng, Lê Trần Anh, Nguyễn Khắc Lực (2017). Nghiên cứu một số đặc điểm và kết quả điều trị nấm da ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại trung tâm chống Phong-Da liễu Nghệ An 2015-2016. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 2:118-125
6. Đoàn Văn Hùng. Tình hình, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nấm da bằng Ketoconazole (Nizoral) tại Viện da liễu (10/2001 - 9/2002). Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội; 2002
7. Phạm Văn Tuấn (2019), So sánh kết quả điều trị của Itraconazole với Griseofulvin trong bệnh nấm da thân tại Bệnh viện Da liễu Bắc Ninh, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học Y dược Thái Nguyên, Thái Nguyên