MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG GIÚP ĐỊNH DANH TÁC NHÂN VIÊM ÂM ĐẠO

Thị Hồng Nhung Trang 1,
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ nhiễm và các đặc điểm cận lâm sàng gây viêm âm đạo ở phụ nữ bằng kỹ thuật soi tươi và nuôi cấy trên môi trường CHROMagar. Đối tượng- Phương pháp: Nghiên cứu hàng loạt ca bệnh ở các phụ nữ trên 18 tuổi có triệu chứng viêm âm đạo đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – cơ sở 2 từ ngày 01/10/2019 đến 30/4/2020. Các trường hợp bệnh được làm xét nghiệm soi tươi, nuôi cấy và định danh nấm trên môi trường CHROMagar. Kết quả: 333 trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Bằng kỹ thuật soi tươi và nuôi cấy đã phát hiện nguyên nhân gây viêm âm đạo là 40,2%, trong đó tỷ lệ viêm âm đạo do vi nấm Candida sp là chiếm 26,7%, Gardnerella vaginalis là 11,7%, do Trichomonas vaginalis là 1,2%. Trong 89 trường hợp nhiễm nấm Candida sp định danh trên môi trường CHROMagar đã phát hiện Candida albicans là 68,5%, Candida glabrata là 25,9%, Candida tropicalis là 4,5%, Candida krusei là 1,1%. Kết luận: Qua kỹ thuật soi tươi và nuôi cấy giúp phát hiện tác nhân gây viêm âm đạo. Tỷ lệ viêm âm đạo chủ yếu là vi nấm Candida sp. Để định danh vi nấm Candida sp. tốt hơn, đạt hiệu quả cao có thể triển khai kỹ thuật nuôi cấy và định danh vi nấm trên môi trường CHROMagar.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Bình (2019), "Tình trạng nhiễm Candida sp. ở âm đạo phụ nữ tuổi sinh đẻ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phong Da Liễu Trung ương Quy Hào năm 2016", Tạp chí y học dự phòng, 29(6).
2. Lê Hiếu Hạnh (2018), "Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nữ tại bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh", Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành da liễu, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh, tr.52-80.
3. Trần Thị Lợi, Ngũ Quốc Vĩ (2009), "Tỉ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám tại bệnh viện Đa Khoa trung ương Cần Thơ", tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh,,
4. Nguyễn Thị Minh Thư (2019), "Tỉ lệ viêm âm đạo và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ độ tuổi sinh đến khám phụ khoa Bệnh viện Quận 4 -Tp. Hồ Chí Minh", Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành Sản phụ khoa, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tr 65-75.
5. Nguyễn Văn Trường (2017), "Tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan của phụ nữ huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh", Luận văn chuyên khoa cấp II chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tr 55-68.
6. Al-Ahmadey Z.Z, Mohamed S.A (2014), "Vulvovaginal candidiasis: Agents and its virulence factors", Microbiology Research International, 2 (3), pp. 28-37.
7. Dharma VMN, Umashankar KM, et al (2013). “ Prevalence of the Trichomonas vaginalis infection in a tertiary care hospital in rural bangalore, southern Indida”. J Clin Diagn Res, 7(7): 1401-1403.
8. Mendling Werner, Brasch J, Cornely OA, Effendy I, et al (2015). Guideline: Vulvovaginal Candidosis (AWMF 015/072), S2k (excluding chronic mucocutaneous Candidosis). Mycoses; 58 Suppl 1:1-15.